Trên thị trường, có rất nhiều doanh nghiệp được thành lập và hoạt động kinh doanh, trong đó một số doanh nghiệp sau khi hoạt động có nhu cầu bán lại doanh nghiệp cho tổ chức, cá nhân khác. Khi đó, các doanh nghiệp sẽ tiến hành ký kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp.
Thế nào là hợp đồng mua bán doanh nghiệp?
Hợp đồng mua bán doanh nghiệp là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ chuyển giao một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán.
Hợp đồng mua bán doanh nghiệp có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức: hợp đồng mua bán toàn bộ doanh nghiệp, hợp đồng mua bán một phần doanh nghiệp, hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần…
Các hình thức mua bán doanh nghiệp trên thực tế
Doanh nghiệp tư nhân: Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán toàn bộ doanh nghiệp của mình cho người khác.
Công ty cổ phần: Việc mua bán công ty cổ phần được thực hiện bằng cách chuyển nhượng cổ phần.
Công ty TNHH: Việc mua bán doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn được tiến hành thông qua việc chuyển nhượng vốn góp trong công ty.
Đặc điểm cơ bản của Hợp đồng mua bán doanh nghiệp
Thứ nhất, mua bán toàn bộ doanh nghiệp có bản chất là giao dịch mua bán tài sản. Theo đó, bên bán doanh nghiệp phải chuyển giao một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và quyền sở hữu doanh nghiệp cho bên mua.
Thứ hai, đối tượng của quan hệ mua bán doanh nghiệp phải là doanh nghiệp. Đây là loại hàng hóa đặc biệt. Một tổ chức được coi là doanh nghiệp khi: Có tài sản để hoạt động kinh doanh; Có cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, điều hành; Có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và điều lệ doanh nghiệp; Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ khác (có giá trị như giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp).
Thứ ba, hình thức của hợp đồng mua bán doanh nghiệp được thể hiện bằng văn bản.mThông thường, hợp đồng mua bán doanh nghiệp cần đảm bảo những nội dung sau: Ngày, tháng, năm kí kết hợp đồng; Thông tin liên quan đến bên bán, bên mua doanh nghiệp; Tên, địa chỉ trụ sở doanh nghiệp hoặc tên bộ phận doanh nghiệp cần bán, ngành nghề đăng ký kinh doanh…; Điều khoản về giá mua bán doanh nghiệp; Thời điểm và phương thức thanh toán; Quyền và nghĩa vụ của các bên; Điều khoản cấm cạnh tranh; Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, chuyển rủi ro; Trách nhiệm của các bên trong trường hợp các bên vi phạm các thỏa thuận.
Một số lưu ý khi ký kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp
Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác;
Người bán, người mua doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động;
Người mua doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Khuyến nghị của Sàn Mua Bán Công Ty 247
- Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của
Sàn Mua Bán Công Ty 247
thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Sàn Mua Bán Công Ty 247 qua điện thoại tư vấn pháp luật: 936 129 229, E-mail:muabancongty247@gmail.com