1.Mua bán doanh nghiệp là gì?
Mua bán doanh nghiệp được hiểu là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc chỉ một phần vốn của doanh nghiệp khác đủ để hưởng quyền kiểm soát, chi phối toàn bộ hoạt động kinh doanh hoặc một số ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại.
Hình thức này hiện đang được quan tâm vì mang lại những lợi ich kinh tế nhất định như:
- Việc mua bán doanh nghiệp sẽ mang lại những thay đổi lớn về cơ cấu, chủ sở hữu cũng như các ngành nghề kinh doanh, đây là lợi thế thương trường hiếm có, đặc biệt đối với những doanh nghiệp trước đây đã gầy dựng được riêng thị phần, có nguồn khách hàng ổn định.
- Doanh nghiệp đi mua sẽ chiếm lĩnh một phần lớn thị phần của doanh nghiệp bị mua. Đó là điều mà các thương nhân nhắm đến khi quyết định đặt bút ký hợp đồng mua bán.
Bên cạnh dó thường có mặt trái của nó, mua bán doanh nghiệp cũng có thể là “cái bẫy” để lừa tiền của đối tác. Việc thẩm định chuyên sâu về tình trạng của công ty dự định mua là vô cùng cần thiết. Để tránh rủi ro, quý vị cần tham khảo ý kiến tư vấn mua bán doanh nghiệp của các luật sư có kinh nghiệm trong lĩnh vực M&A.
Hiện tại, chỉ có Doanh nghiệp tư nhân mới được “mua bán” hoàn toàn theo đúng nghĩa đen. Đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn (Công ty TNHH) được mua lại theo hình thức mua phần vốn góp. Công ty Cổ phần được mua lại bằng cách mua cổ phần.
2. Mua bán Công ty TNHH?
Như đã đề cập, để mua Công ty TNHH, quý vị phải mua lại phần vốn góp. Các thành viên trong công ty bị mua muốn chuyển nhượng vốn phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ với cùng điều kiện.
Nếu các thành viên còn lại của công ty không mua/ mua không hết trong thời hạn 30 ngày từ ngày chào bán thì người ngoài mới được mua phần vốn đó. Việc thay đổi thành viên do chuyển nhượng phần vốn góp tiến hành trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định thay đổi.
Người nộp hồ sơ thay đổi thành viên góp vốn sẽ gửi hồ sơ đến Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đã đăng ký kinh doanh.
3. Mua bán Công ty Cổ phần?
Đối với Công ty Cổ phần, quý vị phải mua cổ phần. Đầu tiên một bên sẽ soạn thảo, ký kết hợp đồng chuyển nhượng. Sau đó ký biên bản xác nhận đã hoàn thành thủ tục chuyển nhượng cổ phần.
Tiếp đến, tổ chức cuộc họp Đại Hội đồng cổ đông thông qua việc chuyển nhượng cổ phần. Công ty sẽ chỉnh sửa thông tin trong Sổ đăng ký cổ đông. Sau cùng là nộp hồ sơ Đăng ký thay đổi cổ đông tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.