Thủ tục mua bán doanh nghiệp tư nhân

Theo quy định Điều 187 Luật doanh nghiệp 2014 quy định: Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác. Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác

Để thực hiện việc bán Doanh nghiệp tư nhân bạn cần thực hiện 2 bước cơ bản sau:

Bước 1. Thực hiện việc mua bán doanh nghiệp với người mua:

  • Các bên phải thống nhất và lập thành Hợp đồng mua bán doanh nghiệp, pháp luật không quy định về mẫu Hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân nhưng bạn phải tuân thủ các quy định của hợp đồng mua bán như hợp đồng mua bán tài sản thông thường gồm các điều khoản như: Bên mua, Bên bán, Đối tượng của hợp đồng mua bán(miêu tả các thông tin về Doanh nghiệp tư nhân, Số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số thuế, mã số doanh nghiệp, tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, giấy chứng nhận mẫu dấu và các tài liệu, tài sản, sổ sách và các hồ sơ khác có liên quan của Doanh nghiệp cần mua bán), giá cả, thuế, lệ phí, phương thức thanh toán, quyền và nghĩa vụ của các bên, phương án giải quyết tranh chấp, phương án xử lý lao động của doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp trước khi thực hiện việc mua bán, quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp sau khi đã thực hiện việc mua bán, trách nhiệm của các bên đối với doanh nghiệp mua bán, các khoản nợ của doanh nghiệp, tài sản của doanh nghiệp, các khoản phải thu của doanh nghiệp, vấn đề về thuế và nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp, tình trạng hoạt động của doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức, quy mô hoạt động, hệ thống khác hàng, sản phẩm dịch vụ cung cấp, các bí quyết, bí mật kinh doanh khác và các quy định khác.
  • Xác định người mua doanh nghiệp(chủ doanh nghiệp tư nhân trong tương lai) phải là người có quyền thành lập, góp vốn thành lập, mua cổ phần và quản lý doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Luật Doanh nghiệp và không thuộc trường hợp không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp.
  • Các chứng từ chứng minh cho việc đã hoàn thành việc mua bán doanh nghiệp tư nhân như giấy biên nhận tiền mua bán doanh nghiệp, Biên bản thanh lý hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân và thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp cho người mua theo bước 2 dưới đây

Bước 2. Đăng ký sang tên Doanh nghiệp cho người mua:

 Hồ sơ đăng ký thay đổi bao gồm:

  • Thông báo thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân có chữ ký của người bán, và người mua;
  • Bản sao hợp lệ CMND, hoặc hộ chiếu hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương khác của người mua
  • Hợp đồng mua bán doanh nghiệp
  • Biên bản thanh lý hợp đồng mua bán doanh nghiệp

Nộp hồ sơ:

Người mua doanh nghiệp tư nhân gửi Thông báo thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, căn cứ vào giấy biên nhận, doanh nghiệp đến nơi nhận hồ sơ để nhận kết quả

Lưu ý: Nếu doanh nghiệp tư nhân của bạn đã đăng ký thương hiệuđăng ký logo, hay đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm, hàng hóa thì khi mua bán doanh nghiệp sẽ có giá thành cao và lợi thế hơn giành cho bạn

Chia sẻ