Xu hướng đầu tư kinh doanh vào Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài những năm gần đây rất cao. Trong đó, việc người nước ngoài mua lại doanh Việt Nam là cách thức quen thuộc, được thực hiện phổ biến. Thay vì đứng ra thành lập mới dự án đầu tư, sau đó thành lập mới doanh nghiệp và vận hành đi vào hoạt động, nhà đầu tư chọn cách mua lại doanh nghiệp để tiết kiệm thời gian, công sức. Khi người nước ngoài mua lại doanh nghiệp Việt Nam, họ sẽ bắt đầu bằng việc tìm hiểu các hồ sơ tài chính, thuế, doanh nghiệp, nguồn khách hàng,… từ đó đi đến quyết định mua lại công ty. Vậy, thủ tục để người nước ngoài mua lại doanh nghiệp Việt Nam được thực hiện như thế nào?

Căn cứ pháp lý:

  • Luật đầu tư 2020;
  • Luật doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật đầu tư 2020
  • Nghị định 47/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.

Các bước cần thực hiện khi người nước ngoài mua lại doanh nghiệp Việt Nam

Bước 1: Thực hiện thủ tục mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp Việt Nam

Bước 2: Thực hiện thủ tục thay đổi chủ sở hữu công ty/chuyển đổi loại hình doanh nghiệp/thay đổi thành viên công ty, cổ đông công ty (tùy từng trường hợp có bao nhiêu người nước ngoài mua lại doanh nghiệp)

Bước 1: Tiến hành thủ tục mua cổ phần, mua phần vốn góp

Người nước ngoài mua lại doanh nghiệp Việt Nam thực hiện bước này tại cơ quan đăng ký kinh doanh nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở, hoặc tổ chức kinh tế có thể thực hiện công việc này thay cho nhà đầu tư. Thành phần hồ sơ bao gồm:

  1. Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về đăng ký doanh nghiệp của tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; ngành, nghề kinh doanh; danh sách chủ sở hữu, thành viên, cổ đông sáng lập, danh sách chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu có); tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trước và sau khi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế; giá trị giao dịch dự kiến của hợp đồng góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; thông tin về dự án đầu tư của tổ chức kinh tế (nếu có);
  2. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;
  3. Văn bản thỏa thuận nguyên tắc về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp giữa nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp hoặc giữa nhà đầu tư nước ngoài với cổ đông hoặc thành viên của tổ chức kinh tế đó;
  4. Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp (đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 65 Nghị định này).

(Điều 66 Nghị định 31/NĐ-CP)

Sau 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét việc đáp ứng điều kiện mua cổ phần, mua phần vốn góp và ra thông báo chấp thuận, trường hợp không được chấp thuận sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể để nhà đầu tư điều chỉnh hồ sơ.

Bước 2: Tiến hành bước thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp

Bước thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp là bước thay đổi toàn bộ thông tin của nhà đầu tư Việt Nam trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sang cho nhà đầu tư nước ngoài. Từ đó, tổ chức kinh tế sẽ trở thành công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

Để thực hiện bước này, người nước ngoài mua lại doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị các giấy tờ  pháp lý sau:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp phù hợp với loại hình công ty sau khi người nước ngoài mua lại doanh nghiệp;

– Điều lệ công ty phù hợp với  loại hình doanh nghiệp;

– Giấy tờ pháp lý cá nhân của chủ sở hữu/người đại diện theo pháp luật/thành viên góp vốn/cổ đông/người đại diện quản lý phần vốn góp;

– Danh sách thành viên công ty/cổ đông sáng lập (nếu có);

– Thông báo chấp thuận về việc mua cổ phần/mua phần vốn góp do cơ quan đăng ký đầu tư cấp ở Bước 1;

– Quyết định, Biên bản họp về việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, thay đổi ngành, nghề kinh doanh (nếu có);

– Văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp người nộp hồ sơ không phải là người đại diện theo pháp luật.

Sau khoảng thời gian 3-5 ngày làm việc, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Thủ tục để người nước ngoài mua lại doanh nghiệp Việt Nam hoàn tất, doanh nghiệp Việt Nam trở thành doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và có thể tiến hành các hoạt động dưới sự vận hành của nhà đầu tư nước ngoài.

Dịch vụ tư vấn người nước ngoài mua lại doanh nghiệp Việt Nam

Khi người nước ngoài mua lại doanh nghiệp Việt Nam thì nhà đầu tư nước ngoài phải hiểu rõ các ưu và nhược điểm của hình thức này. Phải nắm rõ các thủ tục thuế cần phải làm trước khi mua lại doanh nghiệp Việt Nam. Vì thế, nhà đầu tư nước ngoài cần phải có người am hiểu và hướng dẫn chi tiết để tránh những rắc rối sau này có thể xảy ra.

Sàn Mua Bán Công Ty 247 với hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý, chúng tôi cam kết mang đến cho quý khách hàng dịch vụ tư vấn và thực hiện thủ tục cho nhà đầu tư nước ngoài và công ty Việt Nam chuyển vốn cho người nước ngoài nhanh nhất, thuận lợi nhất và chi phí hợp lý nhất.

Đồng thời Sàn Mua Bán Công Ty 247 cũng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tối đa trong việc tư vấn kinh doanh, thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan sau khi doanh nghiệp nhận được giấy phép đủ điều kiện kinh doanh.

Chia sẻ