Giao kết hợp đồng là công đoạn cuối cùng của việc thỏa thuận giao dịch sáp nhập và mua lại (M&A). Đó cũng chính là giai đoạn cốt yếu để mang lại kết quả tốt nhất.
1. Hợp đồng M&A
– Đây là sự thể hiện và ghi nhận những cam kết của các bên đối với giao dịch, là công cụ để bảo đảm quyền lợi cho các bên tham gia giao dịch. Không có mẫu hợp đồng chung cho tất cả các giao dịch sáp nhập và mua lại (M&A), vì vậy hợp đồng sáp nhập và mua lại (M&A) phải dược xây dựng riêng cho từng trường hợp cụ thể; quy định đầy đủ các điều khoản cơ bản liên quan đến giao dịch sáp nhập và mua lại (M&A), đưa ra các yêu cầu, lợi ích, sự ràng buộc riêng biệt của doanh nghiệp và thậm chí quy định cả các vấn đề sau giao dịch sáp nhập và mua lại (M&A).
– Hợp đồng sáp nhập và mua lại (M&A) bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
+ Tên, địa chỉ, trụ sở chính của doanh nghiệp bị sáp nhập, mua lại.
+ Thủ tục và điều kiện sáp nhập, mua lại doanh nghiệp; phương án sử dụng lao động
+ Thủ tục, điều kiện và thời hạn chuyển giao tài sản, chuyển vốn, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập, mua lại
+ Thời hạn thực hiện việc sáp nhập, mua lại; trách nhiệm của các bên.
2. Thủ tục và điều kiện sáp nhập, mua lại doanh nghiệp
Bao gồm các điều khoản tài chính chủ yếu trong giao dịch sáp nhập và mua lại (M&A), cơ cấu của giao dịch sáp nhập và mua lại (M&A).
3. Trách nhiệm của các bên
Bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên, những hành động mà các bên phải thực hiện trước khi hoàn tất giao dịch sáp nhập và mua lại (M&A) , các biện pháp để chống lại việc phá vỡ các ràng buộc trách nhiệm.
4. Nội dung hợp đồng
– Xác định rõ ai sẽ mua cái gì, khi nào mua, với giá bao nhiêu và dựa trên những điều kiện nào.
– Xác định những thay đổi lập tức cần phải làm đối với công ty mục tiêu bao gồm các vấn đề như việc từ chức và bổ nhiệm các thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Kế toán trưởng; việc trả các khoản vay ngân hàng và thay đổi cơ cấu công ty mục tiêu.
– Những tuyên bố và cam kết của bên bán về tình trạng và lịch sử của công ty mục tiêu bao gồm tất cả các khoản nợ cùng các khoản bồi hoàn phù hợp.
5. Thực hiện hợp đồng sáp nhập và mua lại (M&A)
Đây là tiến trình cho các động thái như chuyển giao tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp; hoàn tất giao dịch; giải quyết các tranh chấp SPA; thực hiện bảo đảm hoặc bồi thường (nếu có). Ngoài ra, các động thái khác liên quan tới thực hiện hợp đồng sáp nhập và mua lại (M&A), bên bán có thể quan tâm giám sát kết quả/thành công của giao dịch và các vấn đề khác liên quan tới tích hợp giao dịch, ví dụ như: đội ngũ nhân sự mới, chính sách lợi ích nhân viên và cổ đông, văn hóa doanh nghiệp, hệ thống thông tin…