Vì sao chủ doanh nghiệp muốn bán công ty?

Trong thế giới của M&A, thông thường có hàng trăm giao dịch mỗi tuần. Trong rất nhiều các giao dịch qua biên giới với số tiền lên đến hàng tỷ đô la thu hút cánh săn tin và tiêu tốn rất nhiều giấy mực của giới báo chí, phần lớn có liên quan đến các công ty cỡ nhỏ và trung bình.

Các giao dịch liên quan đến sáp nhập (Mergers), thâu tóm (acquisitions), mua đứt bằng vốn vay (leveraged buyouts), bán đứt lại cho ban giám đốc (management buyouts), hoặc tái vốn hóa (recapitalizations), và liên quan đến các công ty có giá trị doanh nghiệp từ hai đến vài trăm triệu đô la.

Mua bán và sát nhập

Có rất nhiều lý do giải thích cho việc chủ sở hữu quyết định bán công ty của chính mình sáng lập hoặc tìm kiếm sự lựa chọn khác nhằm nâng cao chiến lược cạnh tranh và vốn đầu tư. Một lượng lớn các giao dịch xuất hiện để phù hợp với các mục tiêu khác nhau. Chủ sở hữu (thông thường với lời khuyên của một cố vấn M & A có kinh nghiệm ) sẽ tìm ra một cấu trúc đáp ứng một hoặc nhiều mục tiêu của họ sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.

Phần tiếp theo chúng ta sẽ khám phá những động cơ đằng sau M&As từ quan điểm của người bán. Hiểu biết về quá trình này có thể là một bước quan trọng cho các nhà đầu tư trong nghiên cứu về công ty mà họ sở hữu hoặc đang xem xét mua lại. Điều gì sẽ xảy ra đối với một công ty khi nó được mua lại thường được xác định trong các chi tiết trong quá trình sáp nhập/mua lại.

Tại sao chủ doanh nghiệp lại bán

Người chủ sở hữu khi đồng ý bán công ty của họ thường là do họ đã cảm thấy mệt mỏi vì phải điều hành hoạt động kinh doanh và đang cố gắng tìm đường rút lui. Nếu người chủ sở hữu muốn thanh lý 100% cổ phần của mình hoặc vốn đầu tư của mình, các nhà đầu tư mua lại thường sẽ đưa ra một mức giá mua lại thấp hơn. Nguyên nhân của việc này là do sẽ có khá nhiều khó khăn phát sinh ​​từ hoạt động kinh doanh sau khi chuyển giao nếu chủ sở hữu không có mặt để giúp đỡ với quá trình sát nhập này.

Giao dịch tái cấp vốn là một cấu trúc phổ biến hơn khi chủ sở hữu hiện tại vẫn giữ số cổ phần nhỏ trong doanh nghiệp của họ (thường là 10-40%).Trong trường hợp này, chủ sở hữu hiện thời có động cơ để giúp tăng giá trị của doanh nghiệp (thường là thông qua nỗ lực bán thời gian). Chủ sở hữu ban đầu vẫn sẽ được hưởng lợi từ vị trí mình đảm nhận, sau đó họ dần ít can thiệp hơn vào hoạt động kinh doanh cuối cùng, họ sẽ hoàn toàn tự do để tận hưởng thời gian rảnh rỗi hơn. Khi chủ sở hữu đi khỏi, doanh nghiệp mới này sẽ có một kế hoạch trong tương lai để tiếp tục phát triển kinh doanh, cả trong nội bộ và thông qua mua lại. Ngoài ra, người chủ sở hữu ban đầu nhận thấy giá trị cổ phần của mình tăng lên nếu công ty đạt được các mục tiêu kinh doanh đề ra. Điều quan trọng cần ghi nhớ là các công ty lớn nhận được bội số định giá cao hơn so với các công ty nhỏ hơn tại thị trường, một phần là do rủi ro của doanh nghiệp thấp hơn.

Người chủ sở hữu cũ cũng có thể muốn chuyển đổi cổ phần của mình thành tiền mặt. Điều này là do nhiều chủ doanh nghiệp có giá trị tài sản ròng đáng kể, nhưng phần lớn giá trị này thường là giá trị đọng tại doanh nghiệp, và như vậy, tính thanh khoản kém. Thông qua việc mua bán sáp nhập, người chủ sở hữu cũ có thể sở hữu tài sản có tính thanh khoản cao hơn và dùng số tiền này để đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình.

Một lối thoát khác có liên quan đến người chủ sở hữu cao tuổi đang gặp vấn đề sức khỏe vật chất, hoặc chủ sở hữu có thể trở nên quá già để điều hành doanh nghiệp một cách hiệu quả. Những tình huống như vậy thường đòi hỏi sự cần thiết phải nhanh chóng tìm người mua lại. Trong khi các nhân viên phát triển kinh doanh của các công ty chiến lược có thể đẩy nhanh quá trình M & A,các công ty lớn thường không phản ứng đủ nhanh bởi vì họ bị cản trở bởi các thủ tục hành chính gây ra sự chậm trễ (ví dụ: quản lý và hội đồng quản trị phê duyệt).

Vì sao nhà đầu tư muốn mua

Trong thị trường mua lại, cổ phần tư nhân thường là tài sản hấp dẫn để các nhà đầu tư quan tâm, đánh giá hoạt động kinh doanh và hoàn thành việc mua lại. Một công ty quy mô vừa, làm ăn có lãi có thể được mua lại trong vòng 3-6 tháng, nếu cả hai bên thực sự quan tâm đến vấn đề đầu tư như trong thỏa thuận. Điều này đặc biệt đúng nếu kế toán của cổ đông sẵn sàng cung cấp các báo cáo tài chính hàng năm và hàng tháng, và nếu nhóm mua lại cổ phần đã có đội ngũ kế toán thì không còn lý do gì để trì hoãn việc mua lại này.

Tranh chấp gia đình cũng là một nguyê nhân phổ biến của việc mua lại. Người vợ hoặc chồng hoặc họ hàng gần có thể lạm dụng tài sản công ty cho lợi ích cá nhân, dẫn đến hiệu suất lao động và tinh thần làm việc thấp. Các nhà đầu tư mới có thể loại bỏ những cá nhân gây cản trở này và khôi phục lại các hệ thống quản lý trong kinh doanh, cũng như đem lại sự an tâm cho người bán.
Một người bán có thể tìm cách bán công ty của mình cho các mục đích hoạt động hoặc chiến lược.
Ví dụ, người chủ sở hữu có thể muốn:

Giành được thị phần. Nếu được một công ty lớn với hệ thống phân phối bổ sung, các kênh tiếp thị hoặc một thương hiệu và thiện chí mua lại thì công ty bị thâu tóm có thể tận dụng được nguồn lực này để phát triển.

Tìm nguồn vốn cho mở rộng. Công ty hỏi mua có tiền mặt để tài trợ cho trang thiết bị mới, quảng cáo, hoặc tiếp cận những thị trường mới, tăng hiệu quả mục tiêu hoạt động.

Huy động vốn cho việc mua lại. Thực thể mua lại có năng lực vốn có thể dành được một loạt các đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn. Với việc thâu tóm các đối thủ nhỏ này, họ sẽ đối mặt với ít đối thủ cạnh tranh hơn, đồng thời có thể tiếp cận được các tài nguyên trước đây của đối thủ (các nhà quản lý tài năng, chuyên môn sản phẩm…) và qua đó chiếm lĩnh thị trường.

Nâng cao chất lượng quản lý. Công ty mẹ có những nhà quản lý tốt hơn, có thể giúp doanh nghiệp bị mua lại được chuyên nghiệp quá nhờ sử dụng hệ thống CNTT tốt hơn, kiểm soát kế toán, bảo trì thiết bị…) qua đó đạt được các mục tiêu kinh doanh.

Đa dạng hóa phân khúc khách hàng. Các công ty nhỏ thường có một tỷ lệ lớn doanh thu đến từ một hoặc một số lượng khách hàng tương đối nhỏ. Sự tập trung khách hàng làm tăng rủi ro doanh nghiệp một cách đáng kể vì doanh nghiệp có thể bị phá sản nếu bị mất một hoặc nhiều khách hàng quan trọng . Một cơ sở khách hàng đa dạng – có lẽ với một nguồn thu nhập đa dạng – làm giảm sự biến động của dòng tiền, tăng giá trị của công ty.

Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ. Việc thêm các sản phẩm bổ sung và dịch vụ vào mục tiêu kinh doanh cho phép công ty để nắm bắt thêm nhiều khách hàng và tăng doanh thu.

Đảm bảo người kế nhiệm tốt. Chủ doanh nghiệp có thể đã không đầu tư thời gian và công sức về việc xác định người kế nhiệm tốt. Mua bán sáp nhập có thể đảm bảo được người chủ doanh nghiệp mới là người đủ khả năng dẫn dắt doanh nghiệp, đảm bảo doanh nghiêp hoạt động hiệu quả.

Những yếu tố khác

Môi trường kinh tế vĩ mô cũng có thể là một động lực để bán. Lượng vốn có sẵn khổng lồ trong nền kinh tế Mỹ đã tăng giá mua lại trong vài năm qua. Với việc nhiều doanh nghiệp có lượng tiền mặt khổng lồ, các chủ sở hữu – người nhìn thấy được cơ hội của việc mua bán/sáp nhập đã thuê chuyên gia tư vấn thị trường cho bội số của doanh nghiệp mình cao lên. Với lượng vốn dồi dào, các nhà thu mua (đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân) sẽ dễ dàng hơn trong việc thương lượng nhằm tăng thêm lợi ích cho các chủ sở hữu cũ. Tuy nhiên, trong khi thị trường của người bán mang lại nhiều lợi nhuận như vậy, nếu các chủ sở hữu quá xa vời với giá trị hợp lý cho công ty của họ, thì họ có thể gặp rủi ro và bị mất hàng triệu đô la.

 

 

Chia sẻ