Hiện nay, mua bán và sáp nhập được nhắc đến rất nhiều và cũng là một xu hướng của thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, hai khái niệm này không hẳn là đồng nhất và đi liền với nhau mà vẫn có sự khác biệt về bản chất. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn phân biệt sáp nhập doanh nghiệp và mua bán doanh nghiệp.
1. Điểm giống nhau
– Chấm dứt hoạt động và sự tồn tại của doanh nghiệp bị hợp nhất, bị sáp nhập
– Đều áp dụng cho công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh.
– Công ty sáp nhập và hợp nhất được hưởng các quyền lợi và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị hợp nhất hoặc bị sáp nhập.
2. Điểm khác nhau giữa hợp nhất doanh nghiệp và sáp nhập doanh nghiệp
Thứ nhất, hình thức thực hiện
Sáp nhập doanh nghiệp: Toàn bộ tài sản của doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ được gộp chung với tài sản của doanh nghiệp sáp nhập.
Mua bán doanh nghiệp: Không nhất thiết toàn bộ mà đôi khi chỉ là một bộ phần tài sản của doanh nghiệp bị mua lại phải gộp chung với tài sản của doanh nghiệp mua lại.
Thứ hai, hệ quả pháp lý
- Sáp nhập doanh nghiệp: Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại, công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị sáp nhập.
-
Mua bán doanh nghiệp: Sau khi hợp đồng có hiệu lực, công ty bị mua lại sẽ chấm dứt hoạt động đối với phần bị mua lại, công ty mua lại được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của phần công ty bị mua lại.