Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Chắc hẳn ở Việt Nam nhượng quyền thương hiệu không còn là khái niệm xa lạ. Đã có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài và Việt Nam phát triển mạnh mẽ thông qua áp dụng phương thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu. Trong đó, lĩnh vực thực phẩm và đồ uống (Food & Beverage) với thị trường phát triển sôi động đã thu hút nhiều doanh nghiệp nhượng quyền và mua quyền sử dụng thương hiệu.

Vậy thực chất nhượng quyền thương hiệu là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hình dung cụ thể về điều đó.

1.Franchise – nhượng quyền thương hiệu là gì?

2. Lợi ích Của Nhượng Quyền Thương Hiệu ( nên hay không nên nhận nhượng quyền)

– Lợi ích rõ nét nhất chính là nhà đầu tư sẽ nhận được công nghệ, phương thức kinh doanh, ảnh hưởng sẵn có của thương hiệu được nhiều người tiêu dùng tính nhiệm. Bên cạnh đó, nhà đầu tư nhận chuyển nhượng thương hiệu còn được bên nhượng quyền đầu tư và hỗ trợ tối đa về địa điểm, cơ sở vật chất nên sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí kinh doanh nhằm đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư trong thời gian ngắn nhất.
– Chuyển nhượng thương hiệu là cách thức nhằm giảm bớt những rủi ro thực tế có thể phát sinh đối với doanh nghiệp khi bắt đầu khởi nghiệp. Thay vì việc nhà đầu tư đem đến cho khách hàng một sản phẩm hoàn toàn mới mà khách hàng chưa hề biết đến thì nhà đầu tư phải đẩy mạnh hoạt động quảng cáo sản phẩm nhằm giới thiệu cho khách hàng biết đến sản phẩm của mình. Tuy nhiên, không phải bất cứ sản phẩm nào cũng được khách hàng lựa chọn do đó, nếu nhà đầu tư không có chiến lược kinh doanh tốt thì không đem lại được hiệu quả khi tiến hành kinh doanh và có thể khiến doanh nghiệp dơi vào tình trạng phá sản.
– Có thể hiểu kinh doanh kiểu nhượng quyền kinh doanh chính là việc bên nhượng quyền cho phép bên nhận nhượng quyền được tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá hay cung ứng dịch vụ theo những điều kiện nhất định đã đề ra và bên nhận tuân theo, phải phải trả cho bên nhượng quyền một khoản phí.

3.Quy Trình Nhượng Quyền Thương Hiệu

3.1.Thủ tục nhượng quyền

Đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để làm hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương hiệu.

Bên nhượng quyền có trách nhiệm bàn giao giấy phép đăng ký hoạt động và gửi thông báo bằng văn bản đến bên nhận quyền về việc thực hiện các bước đăng ký.

3.2 Hồ sơ nhượng quyền

Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương hiệu theo mẫu do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Bản giới thiệu về nhượng quyền thương hiệu theo quy định.

Các văn bản xác nhận khác như: giấy tờ pháp lý, văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trong các trường hợp chuyển giao, hợp đồng nhượng quyền thương hiệu.

4.Hợp đồng chuyển nhượng

Quy định về nghĩa vụ đối với bên nhượng quyền nhằm đảm bảo lợi ích, sự công bằng khi hợp tác giữa các bên. Sau đây một số nghĩa vụ đối tác nhận quyền cần lưu ý khi làm hợp đồng nhượng quyền thương hiệu:

  • Hỗ trợ chi phí và làm hồ sơ nhượng quyền.
  • Hỗ trợ chi phí nội thất.
  • Hỗ trợ tư vấn thiết kế không gian quán.
  • Hỗ trợ đào tạo nhân viên, quản lý…
  • Hỗ trợ đặt may đồng phục nhân viên.
  • Tư vấn các chiến lược kinh doanh, marketing, quản lý, điều hành.

Bạn đang muốn khởi nghiệp nhưng bạn ít vốn và thiếu kinh nghiệm?
Bạn muốn thử sức với hình thức nhượng quyền thương hiệu?
Hy vọng với những thông tin  sanmuabancongty chia sẻ trên đây, bạn đã hiểu rõ Franchise là gì, tình hình hoạt động này tại Việt Nam cũng như những vấn đề cần biết để đưa ra hướng phát triển kinh doanh phù hợp nhất.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào vui lòng, Liên hệ: Phòng 216, tòa nhà N3B, đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

SĐT: 024 6261 2299 / 0936 129 229

Với đội ngũ chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp, tận tâm sẽ mang đến cho bạn một kết quả hài lòng nhất.