Theo pháp luật hiện hành, nhà đầu tư có thể thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp thông qua hình thức mua lại doanh nghiệp. Mua một doanh nghiệp có sẵn là sự đầu tư ít rủi ro hơn và mang lại lợi nhuận nhanh hơn so với việc tạo dựng một doanh nghiệp từ con số không. Nhưng nó cũng không phải hoàn toàn không có rủi ro và sự thành công của bạn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự lựa chọn và đánh giá khôn ngoan của bạn về doanh nghiệp mà bạn định mua.
Sau đây, sanmuabancongty sẽ lưu ý những yếu tố để bạn xem xét khi bắt đầu tính đến khả năng mua lại doanh nghiệp.
1. Về mặt pháp lý: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động mua lại doanh nghiệp Việt Nam nằm rải rác ở Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh, Luật Doanh nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Do đó, nhà đầu tư cần tìm hiểu rõ phương diện pháp lý nhằm đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ các quy định pháp luật của Việt Nam trong việc mua lại doanh nghiệp, góp phần giảm thiểu tối đa rủi ro về mặt pháp lý cho nhà đầu tư.
2. Quá trình thành lập và hoạt động: Bạn mua công ty từ chính người sáng lập ra nó hay từ một người chủ tiếp theo (công ty đã từng được bán ).Công ty được thành lập từ năm nào ? Hồ sơ của hoạt động trong một vài năm gần đây? Tại sao họ lại bán ? Loại hình doanh nghiệp là gì ? Lĩnh vực hoạt động? Công ty có phát hành hóa đơn chứng từ hay không ? … là những yếu tố cơ bản nhất về công ty mà bạn định mua, bạn cần hiểu rõ.
3. Về tài chính: Xem xét cả các báo cáo tài chính và các bản khai thuế của công ty trong vòng từ 3-5 năm qua để đánh giá được tình trạng tài chính hiện tại và các xu hướng tài chính trong tương lai của công ty. Phải bảo đảm là bạn sẽ xem xét những số liệu đã được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán độc lập (CPA) danh tiếng. Đừng chấp nhận một bản đánh giá tài chính sơ sài hoặc một bản hồ sơ lắp ghép, bởi chúng dựa trên những số liệu do công ty cung cấp. Công ty đó có ở trong tình trạng tài chính lành mạnh không? Các báo cáo tài chính có khớp với các bản khai thuế không? Tỷ số vận hành và bán hàng của công ty có phù hợp với mức trung bình trong ngành kinh doanh đó không? Nhân viên kế toán của bạn có thể giúp bạn phân tích những số liệu này để xác định giá trị thực của công ty bạn định mua.
4. Đăng ký kinh doanh, các giấy phép: Hãy chắc chắn là các giấy phép kinh doanh chính và các văn bản pháp lý khác có thể được chuyển giao lại cho bạn một cách dễ dàng. Hãy tìm hiểu xem quá trình chuyển giao sẽ như thế nào, và phí tổn là bao nhiêu, bằng cách liên hệ với các nhà chức trách địa phương có thẩm quyền. Nếu một công ty là một công ty cổ phần thì nó được đăng ký kinh doanh theo quy chế nào? Có phải công ty đang hoạt động với tư cách là một tập đoàn nước ngoài hay không?
5. Nhân lực: Sự thành công của một doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào bộ máy lãnh đạo mà còn dựa vào chất lượng của đội ngũ lao động. Nhà đầu tư cần xác định được trình độ chuyên môn cũng như khả năng làm việc và định hướng phát triển tương lai của những những người lao động đặc biệt là các nhân viên chủ chốt sau khi doanh nghiệp mục tiêu bị mua lại. Những nhân viên chủ chốt là tài sản quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp. Bạn cần xác định xem đội ngũ nhân viên có tầm quan trọng như thế nào đối với sự thành công của doanh nghiệp. Bạn cũng cần xem xét các thói quen làm việc của họ để biết liệu đây có phải là những người bạn có thể làm việc cùng hay không. Những nhân viên chủ chốt này đã làm việc cho công ty được bao lâu? Liệu họ có tiếp tục ở lại làm việc cho công ty sau khi có sự thay đổi chủ sở hữu hay không? Bạn sẽ phải có hình thức khuyến khích nào để giữ họ ở lại? Những nhân viên chủ chốt nào có thể dễ dàng thay thế? Quan hệ của họ với các khách hàng như thế nào, và các khách hàng đó liệu có đi theo những nhân viên này nếu họ ra đi không? Đồng thời, bạn còn nên xem xét vai trò của người chủ sở hữu hiện thời trong công ty. Liệu đây có phải là vai trò bạn muốn đảm trách hay không? Có nhân viên hiện thời nào có thể đảm đương những trách nhiệm ấy khi cần không?
6. Khách hàng: Việc mua lại doanh nghiệp có mục đích chủ yếu là tận dụng những điều kiện có sẵn để tạo bàn đạp cho nhà đầu tư phát triển ở một thị trường mới. Đây là tài sản quan trọng nhất của công ty mà bạn mua được . Do đó, nhà đầu tư cần tìm hiểu về lượng khách hàng, mối quan hệ hợp tác và lợi nhuận của doanh nghiệp mục tiêu trong thời điểm hiện tại để có thể tạo nền tảng cho việc ổn định, xây dựng và phát triển lượng khách hàng của doanh nghiệp sau khi mua lại. Phải bảo đảm là các khách hàng cũng bền vững như những tài sản hữu hình khác mà bạn sẽ mua được. Liệu các khách hàng này có mối quan hệ đặc biệt với người chủ hiện thời của công ty không (bạn lâu năm hay họ hàng)? Họ đã là khách hàng của công ty được bao lâu và họ đóng góp bao nhiêu phần trăm lợi nhuận của công ty? Họ sẽ ra đi hay ở lại khi công ty chuyển sang chủ sở hữu mới? Người chủ hay người quản lý công ty hiện thời có vẻ có quan hệ tốt với các khách hàng hay không? Công ty có chính sách bằng văn bản nào quy định việc giải quyết các khiếu nại, trả lại hàng đã mua, tranh chấp, v…v của khách hàng hay không? Người chủ cũ của công ty đã từng hỗ trợ cho cộng đồng hay ngành kinh doanh đó chưa?
7. Thương hiệu: Thương hiệu được xem là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Trong một số trường hợp, nhà đầu tư thường lựa chọn các doanh nghiệp có thương hiệu nổi tiếng tại thị trường mà họ hướng tới. Việc mua lại một doanh nghiệp có thương hiệu nổi tiếng giúp nhà đầu tư tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, sự nổi tiếng của thương hiệu cũng tỷ lệ thuận với giá trị giao dịch khi mua lại doanh nghiệp. Vì vậy, nhà đầu tư cần định giá thương hiệu một cách hợp lý, phù hợp với ngân sách.
8. Tình trạng cơ sở vật chất : Môi trường hoạt động của một công ty có thể cho bạn biết rất nhiều về công ty đó. Cơ sở vật chất nơ đây như nào, có cần phải tiến hành việc sửa chữa lớn nào không – ví dụ như mái nhà dột, sơn phai màu, biển hiệu nghèo nàn không? Nơi này có được sắp xếp hợp lý từ trong ra ngoài không?…
9. Địa điểm kinh doanh: Điều này đặc biệt quan trọng nếu như bạn sẽ mua một công ty bán lẻ. Địa điểm kinh doanh có tầm quan trọng như thế nào đối với sự thành công của công ty? Địa điểm của công ty bạn định mua tốt như thế nào? Ở đó có đủ chỗ đỗ xe để tạo thuận tiện cho khách hàng đến với công ty không? Công ty phụ thuộc như thế nào vào việc bán hàng cho các khách hàng trong khu vực? Triển vọng kinh doanh trong tương lai ở khu vực này ra sao? Liệu nơi này có đang trong quá trình thay đổi nhanh chóng từ khu chung cư mới sang toà nhà văn phòng hay không? Địa điểm kinh doanh này liệu có trở nên cuốn hút hơn hay ít cuốn hút hơn do có những thay đổi ở khu vực lân cận hay không?