Tìm kiếm mặt bằng để kinh doanh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay khá khó khăn và vì thế nhiều chủ đầu tư đã tận dụng cơ hội thuê mặt bằng từ việc sang nhượng cửa hàng.
Một mặt bằng kinh doanh tốt hiện nay không chỉ khó kiếm mà có thể chứa đựng rất nhiều rủi ro. Do đó nhiều người đã lựa chọn hình thức mới lạ đang được ưa chuộng hiện nay chính là sang nhượng mặt bằng kinh doanh để có sẵn cơ sở vật chất, lượng khách hàng nhất định. Hình thức này mang lại nhiều thuận lợi song nó cũng ẩn chứa khá nhiều vấn đề rắc rối vì thế để đảm bảo quyền lợi của mình mọi người nên lưu ý những điều sau.
1. Cần tránh những rắc rối gì khi được sang nhượng mặt bằng?
Trong trường hợp bình thường chuyển nhượng cửa hàng có 2 nguyên nhân thường thấy:
Thứ nhất là do kinh doanh không tốt
Thứ hai là do sự chuyển đổi, di chuyển nơi ở của nhà kinh doanh hoặc những biến cố khác.
Chuyển nhượng cửa hàng có thể là vì việc kinh doanh không tốt
Những người nhận chuyển nhượng đầu tiên phải làm rõ xem người kinh doanh hiện tại vì sao lại chuyển nhượng cửa hàng đó?
Phí chuyển nhượng và thu nhập kinh doanh có phải là rất hợp lý hoặc phù hợp không?
Nếu chuyển thì bạn cần biết hợp đồng của họ còn tồn tại bao lâu? Và có được sự đồng ý của chủ nhà hay không, nếu hết thời hạn bạn có còn tiếp tục được thuê không?
Bạn cần đặt ra những câu hỏi trên để tính toàn kỹ lưỡng mọi thứ bởi nếu sau khi mua chủ nhà đòi nhà hoặc tăng giá thuê đột ngột thì chúng ta không thể thu hồi vốn được. Phần lớn hợp đồng thuê cửa hàng hiện tại đều không qua phòng công chứng chủ yếu là viết tay nên tính pháp lý không cao.
Do vậy để tránh rắc rối khi được sang nhượng mặt bằng bạn nên đề nghị gặp chủ cũ gia hạn thêm hợp đồng và viết giấy chuyển nhượng cơ sở vật chất của quán đó trước mặt chủ nhà để sau này khi không làm nữa bạn mới có quyền thanh lý.
2. 5 lưu ý khi sang nhượng mặt bằng kinh doanh
Nghiên cứu các hồ sơ liên quan
Đây là công việc đầu tiên bạn cần phải làm để đảm bảo thực hiện việc sang nhượng theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Nghiên cứu các loại hồ sơ, giấy tờ, tài liệu chứng thực sự tồn tại, chủ sở hữu của mặt bằng, tránh việc sang nhượng mặt bằng kinh doanh không chính chủ hoặc cho sang nhiều người cùng một lúc.
Khi sang mặt bằng cần nghiên cứu kỹ các hồ sơ có liên quan
Chẳng hạn như mặt bằng bạn muốn sang nhượng là quán ăn thì cần phải xem xét hàng quán đó được đăng ký theo hình thức nào, tức là hộ kinh doanh cá thể hay doanh nghiệp tư nhân, công ty,… việc này sẽ giúp xác định được đối tượng chuyển nhượng và thực hiện các thủ tục theo quy định.
Chuyển quyền thuê mặt bằng kinh doanh
Điều thứ 2 bạn cần đặc biệt lưu ý đó là nên xem xét kỹ và làm rõ chủ thể sang nhượng mặt bằng cho bạn là cá nhân, đơn vị kinh doanh tại địa điểm đó hay là chủ nhà. Nếu là chủ nhà thì không có vấn đề gì cả, nhưng nếu như người sang nhượng lại mặt bằng bạn chỉ là người thuê thì cần phải xem xét thật kỹ.
Bạn phải yêu cầu bên chuyển nhượng cung cấp các loại giấy tờ xác nhận người đó được phép sang nhượng lại khi họ không sử dụng nữa. Điều này sẽ được thể hiện trong bản hợp đồng ký kết giữa chủ nhà và bên nhượng quyền, chủ nhà có cho phép thay đổi người thuê từ chủ cũ chuyển sang cho bạn hay không.
Vấn đề về tài sản
Thông thường khi sang lại một mặt bằng kinh doanh nào đó bên bán sẽ sang luôn các trang thiết bị, tài sản hiện có tại cửa hàng. Bạn và bên sang nhượng mặt bằng cần phải liệt kê chi tiết, đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ, máy móc, tên thương hiệu,…
Hợp đồng sang nhượng
Sau khi đã khảo sát, xem xét kỹ các vấn đề cần thiết trên và quyết định sang nhượng thì bạn và bên sang cần phải lập một bản hợp đồng để đảm bảo mọi việc được thực hiện tốt nhất. Trong bản hợp đồng sẽ bao gồm các yếu tố: đối tượng chuyển nhượng, các loại tài sản hữu hình hiện có, tài sản vô hình,… các điều khoản được phép thực hiện và không được phép trên mặt bằng này, quyền lợi, nghĩa vụ của đôi bên. Những điều này càng chi tiết càng tốt bởi nó sẽ góp phần bảo vệ quyền lợi của bạn một cách tốt nhất.