Giải thể doanh nghiệp và tạm ngừng kinh doanh là hai hình thức khác nhau, tuy nhiên, hiện nay vẫn có rất nhiều doanh nghiệp còn nhầm lẫn, vướng mắc giữa hai hình thức này. Cùng Công ty luật Việt Phú tìm hiểu sự khác biệt của hai hình thức này thông qua 5 điểm sau:

Một là, giải thể doanh nghiệp được hiểu là quá trình dẫn đến sự chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp đó.

Tạm ngừng kinh doanh được hiểu là trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một thời gian nhất định và phải thông báo bằng văn bản về thời điểm bắt đầu và thười hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 15 ngày trước ngày tạm ngừng. sau khoảng thời gian đó, doanh nghiệp trở lại hoạt động bình thường.

Hai là, giải thể doanh nghiệp có thể là quyền của doanh nghiệp nếu giải thể tự nguyện, nhưng cũng có thể là giải thể bắt buộc nếu doanh nghiệp đó vi phạm pháp luật và bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.

Tạm ngừng kinh doanh là quyền của doanh nghiệp.

Ba là, hậu quả pháp lý của giải thể doanh nghiệp bao giờ cũng dẫn đến hậu quả pháp lý là chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp, đóng Mã số thuế của doanh nghiệp.

Tạm ngừng kinh doanh không làm chấm dứt hoàn toàn hoạt động của doanh nghiệp; doanh nghiệp chỉ tạm ngừng kinh doanh trong một thời gian nhất định, hết thời hạn đó, doanh nghiệp sẽ tiếp tục hoạt động bình thường; trong thời gian tạm ngừng, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ, tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp có quy định khác.

Bốn là, trình tự thủ tục pháp lý khi tiến hành tạm ngừng kinh doanh thường nhanh chóng và đơn giản hơn so với trình tự thủ tục pháp lý khi tiến hành giải thể doanh nghiệp.

Năm là, giải thể doanh nghiệp phải trả các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính thì tạm ngừng kinh doanh là doanh nghiệp có thể bớt đi nỗi lo về tiền lương cho người lao động, thuế, các khoản chi khác; nhờ đó, doanh nghiệp tập trung được nhân lực và vật lực để giải quyết các khó khăn còn tồn đọng; tìm cách huy động vốn từ các nhà đầu tư để tái cơ cấu lại doanh nghiệp hoặc cũng có thể chưa hoạt động gì để chờ đợi cơ hội mới tốt hơn; đồng thời, khi doanh nghiệp hoạt động trở lại bình thường thì thủ tục đơn giản như: Nếu hết thời hạn tạm ngừng thì doanh nghiệp tự hoạt động trở lại còn nếu sớm hơn thì thời hạn tạm ngừng thì chỉ cần làm công văn thông báo. Ngược lại, nếu nhận thấy không còn cơ hội cải thiện để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng thì nên chọn giải pháp giải thể hoặc phá sản doanh nghiệp.

Bạn có thể tham khảo các bài viết của chúng tôi về các trường hợp giải thể công ty: giải thể công ty cổ phần, giải thể công ty TNHH 2 thành viên trở lên, giải thể công ty TNHH 1 thành viên.

Trên đây là 5 điểm khác nhau cơ bản giữa giải thể doanh nghiệp và tạm ngừng kinh doanh.

—> Hãy gọi TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được hỗ trợ kịp thời!

Chia sẻ