Có nên bán doanh nghiệp hay giải thể doanh nghiệp khi không còn nhu cầu hoạt động ?

BÁN DOANH NGHIỆP HAY GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP KHI KHÔNG CÒN  HOẠT ĐỘNG

Doanh nghiệp khi không còn hoạt động thì việc giải thể (giải thể theo quyết định của chủ doanh nghiệp) hay bán lại là việc các chủ doanh nghiệp đang băn khoăn, liệu cái nào nhanh hơi mà lại tốt hơn? 

  1. Về việc giải thể doanh nghiệp

Giải thể doanh nghiệp được hiểu đơn giản là chấm dứt sự hoạt động, tồn tại của doanh nghiệp theo ý chí của doanh nghiệp hoặc cơ quan có thẩm quyền   

 Trình tự thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp

Bước 1: Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp Quyết định giải thể doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

  • Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
  • Lý do giải thể;
  • Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;
  • Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
  • Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Bước 2: Thanh lý tài sản của doanh nghiệp

Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.

Bước 3: Gửi hồ sơ đến cơ quan nhà nước quản lý doanh nghiệp và người lao động

  • Gửi tới Sở Kế hoạch và đầu tư: làm thủ tục Công bố giải thể doanh nghiệp;
  • Gửi tới cơ quan Hải quan để làm thủ tục Xác nhận nghĩa vụ hải quan;
  • Gửi tới cơ quan bảo hiểm làm thủ tục chốt nghĩa vụ bảo hiểm, chốt sổ bảo hiểm;
  • Gửi tới Cơ quan thuế: Làm thủ tục quyết toán đóng cửa mã số thuế;
  • Gửi tới người lao động trong doanh nghiệp để bảo đảm quyền lợi người lao động;
  • Gửi quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.
  • Phải niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

Thời hạn gửi quyết định: Thời hạn 07 ngày kể từ ngày công ty ban hành quyết định giải thể doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ngay sau khi nhận được quyết định giải thể của doanh nghiệp. Kèm theo thông báo phải đăng tải quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ (nếu có). Cơ quan Hải quan có trách nhiệm xác nhận nghĩa vụ hải quan cho doanh nghiệp; Cơ quan thuế căn cứ theo hồ sơ quyết toán thuế của doanh nghiệp ra biên bản kiểm tra thuế và truyền dữ liệu sang Sở Kế hoạch và Đầu tư để doanh nghiệp tiếp thực hiện thủ tục đóng của mã số thuế và giải thể doanh nghiệp tại Kế hoạch và Đầu tư.

  1. Về bán doanh nghiệp, công ty

Mua bán doanh nghiệp hiểu là hoạt động chuyển nhượng quyền sở hữu thông qua sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó. – Thời gian chuyển nhượng: thường là nhanh chóng (Thời gian này sẽ không áp vào một khung thời gian cố định mà tùy vào nhu cầu của khách hàng, tình trạng công ty,…) – Doanh nghiệp sau khi đã được định giá thì sẽ bán được với số tiền tương ứng. Thủ tục chuyển nhượng doanh nghiệp cũng không qua phức tạp và sẽ do bên chuyển nhượng làm hoặc bên nhận chuyển nhượng làm hoặc 1 bên thứ 3. Khoản chi phí làm thủ tục này sẽ được các bên thỏa thuận và đưa ra mức giá cụ thể – Sau khi hoàn thành chuyển nhượng chủ doanh nghiệp đã chuyển nhương sẽ không phải chịu trách nhiệm pháp lý về những việc sau đó mà doanh nghiệp hoạt động

=> Như vậy việc bán doanh nghiệp có lẽ sẽ là phương án tốt hơn cho bạn vì thủ tục không quá rườm rà, mà bạn lại có thêm một khoản phí sang tay nhất định. Điều này vừa tốt cho bạn lại vừa tốt cho người sở hữu sau khi có nhu cầu về năm thành lập.

Chia sẻ

Contact Me on Zalo