Bắt đầu công việc kinh doanh từ con số 0 có thể thật thú vị và ý nghĩa , nhưng việc mua lại một công ty kinh doanh đang hoạt động cũng đem lại nhiều thuận lợi , đây là được xem là một sự cân nhắc hợp lí . Không giống như việc bạn khởi nghiệp mà chưa có thứ gì , mua lại một công ty đang kinh doanh đồng nghĩa với việc bỏ qua các bước khởi dựng bắt tay luôn vào những hoạt động kinh doanh đang diễn ra và đang thu về lợi nhuận. Bạn có thể kiêm tiền kể từ ngày mua công ty .Một số lợi ích khác :
Thương hiệu đã được công nhận : Người tiêu dùng đã biết đến và tin tưởng vào hoạt động kinh doanh của công ty .
Hàng hóa: doanh nghiệp hiện tại đã có sản phẩm kinh doanh , bạn không cần phải tạo ra sản phẩm nữa.
Hệ thống: Hoạt động , kế hoạch marketing và những hệ thống khác đã được xây dựng , việc cần làm của bạn là tiếp tục duy trì theo kế hoạch .
Khách hàng : Không chỉ sở hữu những hoạt động kinh doanh đang có khách hàng hoặc đối tác hiện tại , mà bạn còn có list email hoặc thông tin khách hàng trước đó hoặc những khách hàng tiềm năng .
Hướng dẫn , hỗ trợ chuyên môn: Đào tạo là 1 phần của việc bán và nhượng quyền thương mại , nhưng đối với các doanh nghiệp tư nhân , chính chủ sở hữu cũ sẽ làm việc với bạn trong quá trình chuyển nhượng này .
Giảm thiểu rủ ro: Miễn là bạn cẩn thận cân nhắc , việc mua lại 1 công ty kinh doanh đang hoạt động với sản phẩm và khách hàng có sẵn sẽ giảm thiểu rủi ro cho bạn .
Tuy nhiên cũng có một vài hạn chế tiềm ẩn của việc mua lại quyền kinh doanh . Việc thành công trong kinh doanh có thể dễ dàng , nhưng cũng có những nguy cơ tiềm ẩn mà ta không thể nhìn ra . Đây chính là lý do tại sao việc xem xét phân tích doanh nghiệp trước khi mua lại thực sự quan trọng và cần thiết .Cuối cùng , nếu bạn mua một mô hình MLM (Multi Level Marketing) hoặc chuyển nhượng quyền kinh doanh , có thể có những giới hạn đối với việc điều hành doanh nghiệp . Có nhiều người , nhiều quy tắc hay cách quản lí cũ sẽ hạn chế các bạn quản lý việc kinh doanh.
Nếu bạn đang nghĩ mua lại một hoạt động kinh doanh , cần cân nhắc một số vấn đề . Đầu tiên , bạn nên focus những doanh nghiệp phù hợp với chuyên môn và sở thích của bạn . Bạn sẽ rất lúng túng nếu như điều hành một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mà bạn không hề yêu thích .
Dưới đây là một số lưu ý cân nhắc trước khi mua một công ty .
Lịch sử kinh doanh . Bạn mua công ty từ chính người sáng lập ra nó hay từ một người chủ tiếp theo (công ty đã từng được bán ). Hồ sơ của hoạt động trong một vài năm gần đây
Doanh nghiệp đã tồn tại bao lâu ?
Tại sao họ lại bán ?
Giá cả và cách xác định giá ?
Giá bán bao gồm những gì ? Theo tôi bạn nên mua hết ; logo , sở hữu trí tuệ , khách hàng, hàng hóa , website và domain , các kênh mạng xã hội ,…
Sự hỗ trợ , đào tạo của chủ doanh nghiệp cũ trong thời gian chuyển đổi
Công nợ, tài khoản, tài sản ….
Những hợp đồng, đối tác có liên quan
Luật, giấy phép, yêu cầu … chuyển nhượng sở hữu
Họ đã có kế hoạch kinh doanh và kế hoạch marketing chưa ?
Giá trị của thương hiệu ? Uy tín trong mắt người tiêu dùng?