Bạn cần phải có những kinh nghiệm như thế nào khi mua lại Công ty.

KINH NGHIỆM MUA LẠI CÔNG TY

Muốn mua một Công ty phù hợp với mình, bạn phải bắt đầu từ việc chọn đúng lĩnh vực mà mình muốn tham gia và có khả năng phát triển. Bạn nên bắt đầu với những lĩnh vực mà bạn đã biết. Hãy nghĩ thật kỹ xem lĩnh vực nào bạn thích nhất và có khả năng, kinh nghiệm nhiều nhất. Ngoài ra, hãy cân nhắc quy mô doanh nghiệp mà bạn định tìm cả ở khía cạnh nhân sự, chi nhánh/văn phòng đại diện và doanh thu. Tiếp đến, hãy xác định khu vực địa lý mà bạn muốn nhắm đến, tìm hiểu nguồn cung ứng lao động và chi phí hoạt động kinh doanh ở đó – bao gồm cả thuế và tiền lương – để chắc chắn rằng không có trở ngại gì quá lớn. Những yếu tố để bạn xem xét trước khi bắt đầu tính mua lại Công ty.

Lịch sử kinh doanh: Bạn mua công ty từ chính người sáng lập ra nó hay từ một người chủ tiếp theo (công ty đã từng được bán ).Công ty được thành lập từ năm nào ? Hồ sơ của hoạt động trong một vài năm gần đây? Tại sao họ lại bán ? Loại hình doanh nghiệp là gì ? Lĩnh vực hoạt động? Công ty có phát hành hóa đơn chứng từ hay không ? … là những yếu tố cơ bản nhất về công ty mà bạn định mua, bạn cần hiểu rõ.

Tài chính: Nên xem xét báo cáo tài chính, các bản khai thuế của công ty từ 3-5 năm qua. Qua đó đánh giá được tình hình tài chính hiện tại, xu hướng tài chính trong tương lai của công ty. Số liệu đó phải đảm bảo chính xác, được kiểm toán bởi công ty kiểm toán độc lập uy tín. Dựa vào số liệu đó bạn có thể biết được tình trạng tài chính của công ty có lành mạnh không? Các báo cáo tài chính có khớp với các bản khai thuế không? Bạn hoàn toàn có thể nhờ kế toán hỗ trợ vấn đề này để xác định giá trị thực của doanh nghiệp bạn đang định mua lại.

Thương hiệu đã được công nhận: Người tiêu dùng đã biết đến và tin tưởng vào hoạt động kinh doanh của công ty .

Hàng hóa: Công ty hiện tại đã có sản phẩm kinh doanh , bạn không cần phải tạo ra sản phẩm nữa.

Hệ thống: Hoạt động , kế hoạch marketing và những hệ thống khác đã được xây dựng , việc cần làm của bạn là tiếp tục duy trì theo kế hoạch .

Khách hàng: Việc mua lại doanh nghiệp có mục đích chủ yếu là tận dụng những điều kiện có sẵn để tạo bàn đạp cho nhà đầu tư phát triển ở một thị trường mới. Do đó, nhà đầu tư cần tìm hiểu về lượng khách hàng, mối quan hệ hợp tác và lợi nhuận của doanh nghiệp mục tiêu trong thời điểm hiện tại để có thể tạo nền tảng cho việc ổn định, xây dựng và phát triển lượng khách hàng của doanh nghiệp sau khi mua lại. Khách hàng là tài sản quan trọng nhất của công ty, phải bảo đảm là các khách hàng cũng bền vững như những tài sản hữu hình khác.

Địa điểm kinh doanh: Điều này đặc biệt quan trọng nếu như bạn sẽ mua một công ty bán lẻ. Địa điểm kinh doanh có tầm quan trọng như thế nào đối với sự thành công của công ty? Địa điểm của công ty bạn định mua tốt như thế nào? Ở đó có đủ chỗ đỗ xe để tạo thuận tiện cho khách hàng đến với công ty không? Công ty phụ thuộc như thế nào vào việc bán hàng cho các khách hàng trong khu vực? Triển vọng kinh doanh trong tương lai ở khu vực này ra sao? Liệu nơi này có đang trong quá trình thay đổi nhanh chóng từ khu chung cư mới sang toà nhà văn phòng hay không? Địa điểm kinh doanh này liệu có trở nên cuốn hút hơn hay ít cuốn hút hơn do có những thay đổi ở khu vực lân cận hay không?

Việc tận dụng tốt các lợi thế này sẽ giúp bên mua tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công tác xây dựng thị trường mà thay vào đó có thể bắt đầu khai thác những tiềm năng hiện có,..Tuy nhiên bên mua cũng cần cân nhắc những lợi thế này với rủi ro về pháp lý, tài chính và các rủi ro khác trước khi quyết định ký kết hợp đồng nhận chuyển nhượng Công ty.

Chia sẻ

Contact Me on Zalo