Mua lại công ty là cơ hội giúp bạn có thêm kiến thức chuyên sâu trước đây bạn chưa biết về giai đoạn mở rộng dịch vụ hoặc thử thách ở vị trí mới. Tùy thuộc vào mô hình kinh doanh để giúp công ty tăng trưởng nhanh hơn bằng cách mua lại công ty. Việc mau lại công ty sẽ khiến các đối thủ cạnh tranh mất cảnh giác và bạn có thể thâm nhạp vào thị trường kỹ lưỡng hơn.
Việc mua lạ công ty có mang lại tiềm năng nhưng cũng có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn. Hãy cùng tìm hiểu những rủi ro khi mua lại công ty dưới đây để có kế hoạch và chiến lược đúng đắn.
Rủi ro đến từ thuế hàng hóa
Có rất nhiều trường hợp bên mua sẽ chỉ tiếp nhận tài sản của một doanh nghiệp mà không phải là các khoản nợ của chủ sở hữu ban đầu. Mặt khác, thuế hàng hóa được chuyển cho bên mua khi thương vụ mua bán doanh nghiệp hoàn thành. Nếu bên bán không hoàn thành các nghĩa vụ về thuế, bạn sẽ phải gánh chịu những hóa đơn không mong đợi từ các cơ quan thuế. Trước khi tiến hành mua bán, bạn nên có Giấy chứng nhận đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đảm bảo rằng chủ sở hữu cũ đã thực hiện đầy đủ những công việc đó.
Rủi ro đến từ doanh nghiệp không uy tín
Trong kinh doanh, uy tín là tất cả. Một công ty có tiếng tăm xấu sẽ gây bất lợi cho chủ sở hữu mới để gây dựng lại uy tín. Kiểm tra BBB (Better Business Bureau – một đánh giá cho việc thực hiện pháp luật của một công ty đang kinh doanh) hoặc tới sở cảnh sát để xem có khiếu nại nghiêm trọng nào hay không, hoặc xem các bài review của công chúng, người tiêu dùng, khách hàng về doanh nghiệp tại các trang web như Yelp và Agnie’s List. Việc khôi phục lại uy tín doanh nghiệp rất khó khăn, đặc biệt là đối với những tân binh – người chưa bao giờ làm chủ một doanh nghiệp nào trước đó.
Rủi ro khi không có được sự tư vấn tốt
Trước khi mua lại công ty cần được thực hiện đầy đủ các bước thẩm định và đây là điều khá quan trọng để ránh gặp những rủi ro khi mua lại công ty. Điều bạn cần làm đó là tìm cho mình một đội ngũ dày dặn kinh nghiệm và các chuyên gia pháp lý có kinh nghiệm để hỗ trợ bạn trong việc phân tích thông tin, tài liệu có liên quan. Đây là cách giúp đảm bảo việc mua lại không gặp bất kỳ khó khăn nào cả.
Khi tiến hành mua lại một công ty bạn nên tham khảo ý kiến, nhận lời khuyên và hướng dẫn từ các cá nhân hoặc tổ chức có nhiều kinh nghiệm. Việc đại diện pháp lý đầy đủ rất quan trọng để đảm bảo rằng việc mua lại hoàn toàn tuân thủ các yêu cầu của luật pháp và mục tiêu kinh doanh .
Có rất nhiều vấn đề cần phải bàn tới khi mua một doanh nghiệp. Bạn yêu cầu cơ sở hạ tầng phải được hoàn thành, được trang bị đầy đủ tất cả mọi thứ và có cả cơ sở dữ liệu khách hàng nữa. Nhưng bạn cũng thuê cả những nhân viên không phù hợp với kế hoạch kinh doanh của mình. Cân nhắc mọi khía cạnh trước khi bạn ký kết hợp đồng mua lại doanh nghiệp. Với việc đánh giá mọi rủi ro có thể xảy ra, khả năng doanh nhiệp thành công và kiếm được nhiều lợi nhuận sẽ cao hơn.