3 nhóm tiêu chí đánh giá doanh nghiệp – Quy mô, văn hóa, hiệu quả kinh doanh

3 nhóm tiêu chí đánh giá doanh nghiệp về quy mô, văn hóa và hiệu quả kinh doanh được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc đánh giá một doanh nghiệp!

1. Tiêu chí đánh giá quy mô doanh nghiệp

Đánh giá quy mô doanh nghiệp nhằm xác định được quy mô để nhận được các hỗ trợ về thông tin, tư vấn, phát triển nguồn nhân lực, khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị từ nhà nước.

Theo nghị định 39/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định, các tiêu chí đánh giá doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm tổng nguồn vốn, tổng doanh thu, số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm.

 Tiêu chí đánh giá quy mô doanh nghiệp

Quy mô doanh nghiệp

Tiêu chí

Tổng nguồn vốn

Tổng doanh thu

Số lao động tham gia BHXH bình quân hàng năm

Lĩnh vực

Vừa

Nông lâm nghiệp, thủy sản, xây dựng, công nghiệp

Không quá 100 tỷ đồng

Không quá 200 tỷ đồng

Không quá 200 người

Thương mại, dịch vụ

Không quá 100 tỷ đồng

Không quá 300 tỷ đồng

Không quá 100 người

Nhỏ

Nông lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng

Không quá 20 tỷ đồng

Không quá 50 tỷ đồng

Không quá 100 người

Thương mại, dịch vụ

Không quá 50 tỷ đồng

Không quá 100 tỷ đồng

Không quá 50 người

Siêu nhỏ

Nông lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng

Không quá 3 tỷ đồng

Không quá 3 tỷ đồng

Không quá 10 người

Thương mại, dịch vụ

Không quá 3 tỷ đồng

Không quá 10 tỷ đồng

Không quá 10 người

2. Tiêu chí đánh giá văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp có thể hiểu theo nhiều cách, nhưng nhìn chung, văn hóa doanh nghiệp “là tập hợp những giá trị và chuẩn mực về niềm tin, hành vi, cách nhận thức và phương pháp tư duy được mọi người trong công ty công nhận, suy nghĩ và hành động như một thói quen.

Có nhiều yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp và về cơ bản mỗi doanh nghiệp có văn hóa khác nhau. Tuy vậy, có một số tiêu chí chung giúp các nhà quản trị có thể đánh giá văn hóa doanh nghiệp mình.

 Một vài tiêu chí để đánh giá văn hóa doanh nghiệp:

  • Tầm nhìn: Là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của công ty, văn hóa doanh nghiệp cần phù hợp với tầm nhìn chiến lược đã được định ra từ ban đầu.
  • Giá trị: Giá trị chính là cốt lõi của một doanh nghiệp, định hình hành vi, quan điểm của cả doanh nghiệp để có thể đạt được tầm nhìn.
  • Thực tiễn: Giá trị chỉ thực sự ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp khi được áp dụng trong thực tiễn. Các giá trị nêu trên khẩu hiệu cần được doanh nghiệp thực hành, phải lập ra một lộ trình để biến những giá trị ấy thành những giá trị của nhân viên.
  • Con người: Con người là yếu tố quan trọng nhất với một doanh nghiệp. Con người có thể định hình được mục tiêu, tầm nhìn cho doanh nghiệp. Ngoài ra, con người vừa có thể chia sẻ giá trị cốt lõi vừa sẵn sàng và đủ khả năng thực hiện, duy trí các giá trị ấy.
  • Sức mạnh của câu chuyện: Đây là yếu tố tạo nên sự độc đáo của mỗi doanh nghiệp với những câu chuyện lịch sử hình thành khác biệt và độc đáo. Việc kể lại câu chuyện của doanh nghiệp theo cách riêng cũng sẽ tạo thành “ sức mạnh vô hình” trong doanh nghiệp.
  • Môi trường làm việc “mở”: Kiến trúc mở mang lại không gian làm việc thoải mái và thân thiện với nhân viên, đồng thời “mở” cũng đồng nghĩa với doanh nghiệp giúp nhân viên phát huy tối đa giá trị bản thân, đạt hiệu quả cao trong công việc.
  • Một vài yếu tố khác:
    • Sự tự giác và nghiêm túc chấp hành chính sách pháp luật trong nước và các cam kết quốc tế.
    • Kinh doanh có hiệu quả, minh bạch trong hoạt động, thực thi tốt quyền sở hữu trí tuệ, tín nhiệm với người tiêu dùng, thân thiện với môi trường, tích cực tham gia công tác từ thiện.
    • Cơ chế quản lý khuyến khích sự sáng tạo của người lao động.
    • Đời sống vật chất và tinh thần của người lao động ngày một được nâng cao.

Văn hóa doanh nghiệp giúp mọi người trong tổ chức hiểu giá trị cốt lõi của công ty và gắn bó nhau hơn

3. Tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là bước then chốt để đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp hiện tại, xem kết quả kinh doanh có đạt được mốc mục tiêu ban đầu của doanh nghiệp. Từ đó, nhà quản trị cần có những điều chỉnh thích hợp để tăng hiệu quả kinh doanh.

Các tiêu chí để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp:

  • Doanh thu và thị phần: Doanh thu và thị phần giúp đánh giá kết quả kinh doanh theo quy mô.
  • Lợi nhuận: Lợi nhuận được tính bằng doanh thu trừ đi chi phí bỏ ra của doanh nghiệp. Lợi nhuận càng cao thì doanh nghiệp càng có lãi, vì vậy đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh.
  • Mức giảm chi phí: Mức giảm chi phí gắn liền với mức tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp. Bất kể chiến lược kinh doanh nào cũng đều hướng đến mục tiêu là tăng lợi nhuận, bởi vậy khi doanh thu không có khả năng tăng, giảm chi phí vẫn cho lợi nhuận.
  • Tỷ lệ sinh lời: Là sự so sánh giữa lợi nhuận thu được và vốn đầu tư, cho biết 1 đồng vốn ứng với bao nhiêu đống lời trong 1 thời gian nhất định.
  • Các tiêu chí khác:
    • Việc làm và thu nhập cho người lao động.
    • Mức đóng góp cho ngân sách.
    • Mức độ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

Đánh giá kết quả kinh doanh giúp đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp hiện tại

4. Sử dụng Báo cáo tiêu chí doanh nghiệp để đánh giá doanh nghiệp trong hợp tác kinh doanh

Ngoài đánh giá nội tại doanh nghiệp thì bạn cần phải đánh giá các doanh nghiệp đối tác, nhà cung cấp, đối thủ để hiểu rõ họ nhằm tìm ra các cơ hội và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Nếu việc đánh giá nội tại theo các tiêu chí đã có những số liệu cụ thể qua các báo cáo và khảo sát nội bộ thì cách đánh giá doanh nghiệp đối với các tổ chức bên ngoài cần đến một cao cáo thông tin chuyên nghiệp, có độ tin cậy cao.

Báo cáo thông tin doanh nghiệp được cung cấp bởi Sàn Mua Bán Công Ty 247. Nhờ có báo cáo này mà các doanh nghiệp sẽ hiểu rõ về tính linh hoạt của công ty, sự ổn định về tài chính, và vị thế của doanh nghiệp đối tác, đối thủ, nhà cung cấp.

Các tiêu chí đánh giá doanh nghiệp trong Báo cáo tiêu chí doanh nghiệp:

  • Đánh giá rủi ro: Chỉ số rủi ro, D&B rating.
  • Tóm tắt tài chính: Doanh thu, giá trị ròng, tổng tài sản, tổng nợ phải trả, lợi nhuận sau thuế, tỷ lệ hiện tại, tỷ lệ nhanh, tỷ suất lợi nhuận/lợi nhuận bán hàng, hoàn trả tài sản, tổng nợ đến giá trị ròng.

Các thông tin khác mà Sàn Mua Bán Công Ty 247 cung cấp về 1 doanh nghiệp :

  • Các ngân hàng hợp tác.
  • Lịch sử công ty: hình thành, các thay đổi về cấu trúc pháp lý, vốn, cổ phần.
  • Các chi nhánh, các công ty con.
  • Kinh nghiệm, vị thế của các nhân sự chủ chốt.
  • Ngành kinh doanh và sản phẩm dịch vụ.
  • Mô hình thanh toán theo ngành nghề kinh doanh.
  • Khách hàng.
  • Nhà cung cấp.
  • Nhân viên (tổng số nhân viên theo các năm).
  • Giấy chứng nhận hoặc giải thưởng khác.
  • Các dự án.
  • Chỉ số rủi ro, chỉ số tài chính.
  • Đánh giá rủi ro.
  • Các tin tức khác.

Sử dụng Báo cáo tiêu chí doanh nghiệp giúp doanh nghiệp bạn thu thập được nguồn dữ liệu chính xác một cách nhanh chóng, giúp tiết kiệm thời gian, hạn chế rủi ro trong hợp tác kinh doanh và hiểu hơn về đối thủ cạnh tranh và khách hàng của mình, từ đó có thể đàm phán những điều khoản tối ưu trong các hợp đồng thương mại, đem lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp.

Hy vọng với 3 nhóm tiêu chí đánh giá doanh nghiệp về quy mô, văn hóa và hiệu quả kinh doanh được đề cập đến trong bài viết này sẽ hữu ích với bạn. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về Báo cáo tiêu chí doanh nghiệp – giải pháp giúp đánh giá doanh nghiệp khác trên thị trường, hỗ trợ ra quyết định kinh doanh tốt nhất:

Chia sẻ

Contact Me on Zalo