Mới đây, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 35/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cạnh tranh 2018.
Theo đó, quy định việc kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp khác là khi thuộc một trong các trường hợp sau:
– Doanh nghiệp mua lại giành được quyền sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc trên 50% cổ phần có quyền biểu quyết của doanh nghiệp bị mua lại;
– Doanh nghiệp mua lại giành được quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng trên 50% tài sản của doanh nghiệp bị mua lại trong toàn bộ hoặc một ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp bị mua lại đó.
Ngoài ra, quy định quyền của doanh nghiệp mua lại đối với doanh nghiệp bị mua như sau:
– Trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên hội đồng quản trị, chủ tịch Hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc của doanh nghiệp bị mua lại.
– Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ doanh nghiệp bị mua lại.
– Quyết định những vấn đề quan trọng của doanh nghiệp bị mua lại.
Xem chi tiết tại Nghị định 35/2020/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/5/2020.
Bài liên quan
- 02 trường hợp được kiểm soát, chi phối doanh nghiệp bị mua lại
- Hai công ty con của cùng một công ty mẹ có được quyền góp vốn chéo lẫn nhau không?
- Trả lời thủ tục mua bán doanh nghiệp tư nhân
- Thủ tục mua, bán công ty trách nhiệm hữu hạn(TNHH) một thành viên
- Mua lại doanh nghiệp là gì? Các hình thức mua lại doanh nghiệp
- Điều kiện doanh nghiệp được sử dụng hóa đơn tự in
- Quy định chữ viết, chữ số sử dụng trong kế toán
- Các hình thức mua bán và sáp nhập
- Phải làm gì nếu phát sinh tranh chấp lao động với Doanh nghiệp?
- Mua lại công ty tại VN, chuyển vốn góp theo hình thức nào?