Những thủ tục pháp lý liên quan đến đăng ký bảo hộ thương hiệu

Việc bỏ ra 1 số tiền lớn  để phát triển thương hiệu nhưng nếu chúng ta không tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu, thương hiệu của chúng ta rất dễ bị làm nhái hoặc thậm trí làm giả nhưng chúng ta không thể tiến hành xử lý hành vi xâm phạm quyền khi không chứng minh được ai là chủ sở hữu. Đặc biệt hơn, thương hiệu của chúng ta có thể bị bên thứ 3 đăng ký mất và yêu cầu chúng ta 1 khoản tiền lớn đến mua lại. Bài học này ở Việt Nam đã gặp rất nhiều khi không đăng ký sẽ có thể bị mất bất kỳ lúc nào.

Đăng ký sẽ giúp chủ sở hữu được độc quyền sử dụng, quá đó tránh được mọi rủi ro và bảo vệ được tài sản trí tuệ của mình, tạo tiền đề cho việ phát triển lâu dài sản phẩm/dịch vụ mang thương hiệu. Vậy làm thế nào để đăng ký bảo hộ thương hiệu bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hình dung

Đăng ký bảo hộ thương hiệu là gì?

Đăng ký bảo hộ thương hiệu là việc cần thiết và quan trọng để chủ sở hữu thương hiệu có thể chứng minh quyền sở hữu của mình với bên thứ 3, qua đó giúp chủ sở hữu được toàn quyền sử dụng thương hiệu đã đăng ký trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Thương hiệu là tài sản vô hình thuộc quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp. Việc đăng ký thương hiệu là một yêu cầu rất cần thiết để bảo vệ tài sản của doanh nghiệp cũng như giá trị của thương hiệu.

Bảo hộ thương hiệu là việc chủ thương hiệu nộp hồ sơ đăng ký tại cơ quan đăng ký và được cấp giấy chứng nhận đăng ký. Sau khi được cấp giấy chứng nhận, chủ sở hữu thương hiệu sẽ được toàn quyền sử dụng thương hiệu cho sản phẩm hoặc dịch vụ mình đăng ký trên toàn lãnh thổ Việt Nam, mọi hành vi sử dụng thương hiệu hiệu khi chưa được phép của chủ sở hữu đều được coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và chủ sở hữu có quyền đề nghị cơ quan chức năng tiến hành biện pháp pháp lý cần thiết để yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vi xâm phạm thương hiệu đã đăng ký, đồng thời bên vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc có thể bị trách nhiệm hình sự với hành vi xâm phạm.

Điều kiện để được đăng ký bảo hộ thương hiệu

Chủ sở hữu cần lưu ý khi điều kiện để thương hiệu được đăng ký là không được trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với thương hiệu đã được đăng ký trước đó cho cùng sản phẩm, dịch vụ tại Cục sở hữu trí tuệ, thương hiệu không được hình thành từ những chứ cái, cụm từ đơn giản, không là dấu hiệu chỉ thời gian hoặc mô tả trực tiếp cho sản phẩm/dịch vụ mình cung cấp…vv.

Ví dụ: Cụm từ “hotel” không thể được đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ khách sạn do từ hotel được dịch sang tiếng việt là khách sạn (mô tả trực tiếp cho dịch vụ mình cung cấp)

Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009) có quy định rất rõ các trường hợp thương hiệu sẽ không được bảo hộ, quý khách hàng có thể tham khảo quy định này trong Luật Sở hữu trí tuệ.

Hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu 

Hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền bao gồm những tài liệu sau:

– Bản sao công chứng Giấy Chứng minh nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu của chủ sở hữu (để lấy thông tin và áp dụng trong trường hợp chủ sở hữu là cá nhân);

– Bản công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (để lấy thông tin trong trường hợp chủ sở hữu đăng ký là công ty)

– Mẫu thương hiệu cần đăng ký (file mềm là tốt nhất)

– Danh mục sản phẩm, dịch vụ để đăng ký cho thương hiệu (danh mục sản phẩm dịch vụ chính là đối tượng mà thương hiệu sẽ gắn lên hoặc sử dụng)

Ví dụ: Thương hiệu TOYOTA được gắn lên sản phẩm xe tô tô ( xe ô tô chính là nằm trong danh mục sản phẩm) hoặc chữ VINMART được đăng ký cho siêu thị (siệu thị chính là dịch vụ mua bán hàng hóa nằm trong danh mục dịch vụ)

– Giấy uỷ quyền cho Tổ chức đại diện nộp đơn đăng ký (Áp dụng trong trường hợp khách hàng ủy quyền cho Tổ chức Đại diện nộp đơn đăng ký).

Thời gian bảo hộ thương hiệu 

Thời gian để bảo hộ thương hiệu theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ là 10 năm tính từ ngày nộp đơn. Tuy nhiên, khách hàng có thể gia hạn nhiều lần thương hiệu sau khi hết hạn 10 năm bảo hộ.

Việc gia hạn bảo hộ thương hiệu sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian 6 tháng trước khi thương hiệu hết hạn hoặc sau 6 tháng tính từ thời điểm hết hạn (trường hợp này khách hàng sẽ phải chi trả thêm 1 khoản phí cho việc gia hạn muộn). Do đó, để tránh những rủi ro như quên không gia hạn sau sáu tháng dẫn đến việc thương hiệu hết hiệu lực hoặc phải nộp phí gia hạn muộn khách hàng nên chú ý đến khoảng thời gian gia hạn nhãn hiệu.

Thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu

Bước 1: Thiết kế và lựa chọn mẫu sẽ đăng ký bảo hộ thương hiệu

Khách hàng sẽ trình bày ý tưởng thương hiệu muốn thiết kế, căn cứ vào ý tưởng của khách hàng, bộ phận thiết kế sẽ thiết kế mẫu thương hiệu để khách hàng tham khảo và lựa chọn.

Bước 2: Tra cứu khả năng đăng ký bảo hộ thương hiệu

Chủ sở hữu sẽ tiến hành tra cứu thương hiệu trước khi nộp đơn đăng ký để xem thương hiệu có trùng hoặc tương tự với bên khác đã đăng ký trước đó hay chưa?

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu

Sau khi kết quả tra cứu cho thấy thương hiệu có khả năng đăng ký, chủ sở hữu cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký thương hiệu để nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký

Bước 4: Nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu

Sau khi kết quả tra cứu nhãn hiệu cho thấy có khả năng đăng ký, chủ sở hữu sẽ tiến hành nộp đơn đăng ký. Đơn đăng ký sẽ trải qua các giai đoạn thẩm định như sau:

+ Thẩm định hình thức đơn:

Trong vòng 01 tháng kể từ ngày nộp đơn,  Cục SHTT sẽ kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.

Sau khi thẩm định hình thức đơn đăng ký, Cục SHTT sẽ ra thông báo chấp nhận/ từ chối chấp nhận đơn:

–  Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn;

–  Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn và yêu cầu chủ sở hữu phải sửa đổi/bổ sung thông tin đơn đăng ký

+ Công bố đơn đăng ký trên công báo số ra hàng tháng

Trong vòng 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ; Đơn được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Khách hàng có thể trực tiếp vào website của Cục SHTT là NOIP.GOV.VN để tham khảo việc công bố đơn đã đăng ký.

+ Thẩm định nội dung đơn:

Trong vòng từ 9 đến 12 tháng kể từ ngày đơn đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu được công bố. Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

Sau khi hoàn thành việc thẩm định nội dung đơn đăng ký, Cục SHTT sẽ ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:

–  Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;

–  Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.

Bước 5: Nộp phí cấp văn bằng bảo hộ đăng ký thương hiệu

Sau khi nhận được thông báo cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu, chủ sở hữu cần nộp phí cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu để được cơ quan đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký.

Đối với cá nhân/tổ chức/công ty có quốc tịch Việt Nam có thể nộp trực tiếp đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Thương hiệu sẽ phát sinh quyền từ thời điểm chủ sở hữu nôp đơn đăng ký và theo quy định của Việt Nam, ai nộp đơn trước sẽ được quyền ưu tiên trước. Do đó, ngay sau khi hoàn thành thương hiệu và trước khi đưa thương hiệu sản phẩm ra thị trường, khách hàng nên tiến hành đăng ký càng sớm càng tối để có ngày ưu tiên sớm nhất.

Sau khi đơn đăng ký được nộp, khách hàng sẽ có thể sử dụng tạm thời thương hiệu cho sản phẩm của mình, chủ sở hữu sẽ có toàn bộ quyền đối với thương hiệu sau khi được Cục SHTT cấp giấy chứng nhận đăng ký.

Mọi thắc mắc liên hệ luật

LH Liên hệ: Phòng 216, tòa nhà N3B, đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

SĐT: 024 6261 2299 / 0936 129 229

 

Chia sẻ

Contact Me on Zalo