Lưu Ý Khi Sang Nhượng Cửa Hàng

Trên thực tế đã chứng minh, ngày nay rất nhiều người lựa chọn hình thức sang nhượng cửa hàng thay vì sẽ xây cửa hàng như thông thường để có thể sử dụng luôn cơ sở vật chất và đảm bảo được lượng khách hàng nhất định. Vì thế bên canh lợi ích mang lại còn ẩn chứa rất nhiều rủi ro

Bài viết này,sẽ cung cấp cho các bạn những lưu ý cần thiết khi chuyển nhượng cửa hàng để góp phần giúp cho kế hoạch kinh doanh của bạn được thành công, “đầu xuôi đuôi lọt”.

1. Kiểm tra giấy tờ và hồ sơ sang nhượng cửa hàng

Các yếu tố pháp lý trong quá trình sang nhượng cửa hàng vô cùng quan trọng. Do đó, bạn phải kiểm tra kỹ các loại giấy tờ này trước khi ký hợp đồng. Những giấy tờ bạn cần phải xem xét là:

  • Giấy tờ tùy thân của chủ sở hữu (chứng minh nhân dân, passport)
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh còn hiệu lực pháp lý, có chứng nhận của cơ quan nhà nước.
  • Các loại giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng mặt bằng để kinh doanh.

Bước này không những giúp bạn nắm được rõ thông tin về cửa hàng chuyển nhượng mà việc xem xét giấy tờ kỹ lưỡng còn giúp bạn tránh được những lừa đảo không đáng có.

2. Xác định chủ thể chuyển nhượng cửa hàng cho bạn

Ở bước này, bạn cần làm rõ thông tin của người chuyển nhượng cho bạn. Họ là chủ sở hữu mặt bằng đó hay chỉ là người thuê mặt bằng.

Nếu là chủ sở hữu thì sẽ rất đơn giản, còn nếu chỉ là người thuê mặt bằng thì bạn cần phải suy xét kỹ hơn. Bạn cần phải yêu cầu người thuê cũ cung cấp cho bạn đầy đủ giấy tờ trong hợp đồng thuê nhà của họ và chủ nhà trước đây.

Cùng với đó là phải có sự xác nhận của chủ nhà cho phép bạn là người thuê lại cửa hàng này, và từ nay có bất kỳ việc gì sẽ là bạn và người chủ nhà trực tiếp trao đổi với nhau chứ không phải qua một chủ thể nào khác. Điều này phải được làm rõ ngay từ đầu để tránh xảy ra những tranh chấp về sau.

3. Kiểm tra cơ sở vật chất và tài sản của mặt bằng sang nhượng

Thông thường khi sang lại một mặt bằng kinh doanh nào đó bên bán sẽ sang luôn các trang thiết bị, tài sản hiện có tại cửa hàng. Bạn và bên sang nhượng mặt bằng cần phải liệt kê chi tiết, đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ, máy móc, tên thương hiệu,…

Đồng thời kiểm tra hệ thống điện, nước, chốt số điện và số nước, Internet theo thời điểm ký hợp đồng.

4. Đọc kỹ hợp đồng sang nhượng cửa hàng

Sau khi đã trải qua các bước trên, bạn có thể yên tâm đến bước ký hợp đồng chuyển nhượng. Để đảm bảo được thực hiện tốt nhất, trước khi viết hợp đồng hai bên cần thoả thuận rõ về mức giá sang nhượng cũng như những vật dụng để lại.

Trong bản hợp đồng sẽ bao gồm những yếu tố chính như sau: Đối tượng chuyển nhượng, các loại tài sản hữu hình và vô hình hiện có, nêu rõ những điều khoản, quy định, quyền lợi và nghĩa vụ giữa hai bên. Lưu ý rằng bản hợp đồng được viết càng chi tiết, cẩn thận, rõ ràng thì càng tốt.

Nếu bạn muốn yên tâm hơn thì khi ký hợp đồng hãy mời thêm người chủ nhà là người làm chứng và cùng ký vào bản hợp đồng. Như vậy, sẽ tránh được nhiều nhất những hệ luỵ không đáng có sau này.

5. Một số lưu ý khác khi sang nhượng cửa hàng

Trong trường hợp bình thường chuyển nhượng cửa hàng có 2 nguyên nhân thường thấy:

  • Thứ nhất là do kinh doanh không tốt
  • Thứ hai là do sự chuyển đổi, di chuyển nơi ở của nhà kinh doanh hoặc những biến cố khác.
Chuyển nhượng cửa hàng có thể là vì việc kinh doanh không tốt
  • Những người nhận chuyển nhượng đầu tiên phải làm rõ xem người kinh doanh hiện tại  vì sao lại chuyển nhượng cửa hàng đó?
  • Phí chuyển nhượng và thu nhập kinh doanh có phải là rất hợp lý hoặc phù hợp không?
  • Nếu chuyển thì bạn cần biết hợp đồng của họ còn tồn tại bao lâu? Và có được sự đồng ý của chủ nhà hay không, nếu hết thời hạn bạn có còn tiếp tục được thuê không?
  • Bạn cần đặt ra những câu hỏi trên để tính toàn kỹ lưỡng mọi thứ bởi nếu sau khi mua chủ nhà đòi nhà hoặc tăng giá thuê đột ngột thì chúng ta không thể thu hồi vốn được. Phần lớn hợp đồng thuê cửa hàng hiện tại đều không qua phòng công chứng chủ yếu là viết tay nên tính pháp lý không cao.
  • Do vậy để tránh rắc rối khi được sang nhượng mặt bằng bạn nên đề nghị gặp chủ cũ gia hạn thêm hợp đồng và viết giấy chuyển nhượng cơ sở vật chất của quán đó trước mặt chủ nhà để sau này khi không làm nữa bạn mới có quyền thanh lý.

Tóm lại, trước khi quyết định đầu tư và chấp nhận được sang nhượng mặt bằng, bạn sẽ có khá nhiều thứ phải tìm hiểu và chuẩn bị kỹ lưỡng. Tuy nhiên điều đó sẽ không có gì quá khó khăn nếu bạn đã tìm hiểu kỹ và thực hiện cẩn thận, chu đáo từng bước một.

Trên đây chỉ là một số những điều đáng lưu ý cơ bản nhất mà bạn nên thực hiện. Ngoài ra còn tuỳ vào những trường hợp cụ thể mà có thể phát sinh những rủi ro khác. Nếu bạn cần thêm bất kỳ thông tin gì hay liên hệ với chúng tôi

Chia sẻ

Contact Me on Zalo