Kinh nghiệm mua bán doanh nghiệp

II./ Kinh nghiệm làm mua bán doanh nghiệp

Khi thực hiện tư vấn cho khách hàng về việc mua bán doanh nghiệp cần lưu ý một số diểm như sau:

Thứ nhất, tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà chuyên viên tư vấn cho khách hàng về cách thức mua bán khác nhau, bởi theo quy định của luật doanh nghiệp 2014 và các văn bản pháp luật có liên quan thì chỉ có loại hình doanh nghiệp tư nhân mới có quyền bán toàn bộ doanh nghiệp. Đối với loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần thì hình thức mua bán chủ yếu để dành quyền kiểm soát doanh nghiệp là thông qua phương thức chuyển nhượng cổ phần; việc mua bán công ty TNHH thì thông qua phương thức chuyển nhượng góp vốn trong công ty.

Thứ hai, cần phải xem xét xem khách hàng của mình có thuộc đối tượng được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp tại việt nam hay không ?

Căn cứ theo qui định tại khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014 :

“2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

  1. a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  2. b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
  3. c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
  4. d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

  1. e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh”.

Thứ ba, tùy thuộc vào khách hàng của mình là bên Mua hay bên Bán doanh nghiệp, căn cứ trên những thông tin mà khách hàng cung cấp chuyên viên cần tư vấn thêm một số vấn đề cụ thể, riêng biệt phù hợp với đối tượng khách hàng là bên mua/ bán doanh nghiệp và dự liệu những trường hợp phát sinh trên thực tế có thể xảy ra để có kế hoạch chuẩn bị nhằm đi đến giao dịch có lợi cho khách hàng của mình. Quy trình này thường trải qua 03 bước cơ bản, cụ thể:

Bước 1: Xem xét đánh giá doanh nghiệp mục tiêu

Đối với khách hàng là bên mua thì khâu tư vấn đánh giá doanh nghiệp mục tiêu là khâu quan trọng . Các công việc cần xem xét, đánh giá doanh nghiệp được mua lại bao gồm: các báo cáo tài chính, các khoản thu chi, tình trạng cơ sở vật chất, địa điểm kinh doanh, đăng ký kinh doanh, nhân lực, khách hàng, thương hiệu…

Quá trình rà soát, thẩm định thông thường được thực hiện thông qua  03 nhóm nội dung chính : tình trạng pháp lý, tình hình tài chính và tình hình hoạt động, chiến lược kinh doanh.

Làm tốt khâu này sẽ giúp người mua có cách đàm phán phù hợp, nắm được các cơ hội và phát hiện các điểm yếu cần loại bỏ.

Bước 2: Định giá và đàm phán

Sau khi tìm hiểu và quyết định mua lại doanh nghiệp thì bước tiếp theo sẽ là định giá doanh nghiệp mục tiêu; lựa chọn phương thức thực hiện mua bán doanh nghiệp; xác định nguồn tài chính cho thương vụ mua bán doanh nghiệp; xác định giá trị doanh nghiệp, tiến hành đàm phán giá; tiến hành thương lượng cụ thể từng điều khoản hợp đồng mua bán doanh nghiệp.

ở bước này đối với bên mua nên tìm hiểu xem động cơ nào khiến người bán muốn bán doanh nghiệp của mình, việc làm này sẽ khiến người mua có cách đàm phán phù hợp, nắm bắt được các cơ hội và phát hiện điểm yếu cần loại bỏ.

Đặc biệt ở khâu thương lượng các điều khoản hợp đồng cần lưu ý một số điều khoản cơ bản như : giá chuyển nhượng, phương thức và thời gian thanh toán…để hạn chế tối đa rủi ro cho khách hàng.

(1) Chủ thể: Cần ghi rõ thông tin của các bên như: tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật, số CMND (hoặc số hộ chiếu) của người đại diện theo pháp luật, mã số thuế doanh nghiệp, … theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư. Khi tiến hành giao kết hợp đồng, các bên có thể liên hệ và yêu cầu đối tác cung cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư để đảm bảo đúng thông tin và thẩm quyền ký kết.

(2)    Giá chuyển nhượng: Cần ghi rõ tổng giá trị của hợp đồng. Doanh nghiệp cần lưu ý đồng tiền thanh toán là Việt Nam đồng, trừ một số trường hợp được Nhà nước cho phép sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của Thông tư 32/2013/TT-NHNN.

(3)    Phương thức và thời gian thanh toán: Các bên cần ghi rõ phương thức thanh toán (chuyển khoản hay tiền mặt) và thời gian thanh toán cụ thể với số tiền thanh toán của từng đợt. Để đảm bảo an toàn, các bên nên yêu cầu một tổ chức uy tín có thẩm quyền thực hiện dịch vụ tài chính trung gian. Bên thứ ba này sẽ đứng ra đảm bảo các bên trong hợp đồng thực hiện đúng thỏa thuận và hợp pháp.

(4)    Điều kiện, thời hạn chuyển giao tài sản: Đối với bên mua, cần quy định rõ những điều kiện kèm theo và thời điểm cụ thể trong tiến trình M&A để bên bán thực hiện nghĩa vụ trong việc chuyển giao tài sản, cổ phần, cổ phiếu theo quy định của hợp đồng.

(5)    Quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên: Các bên cần chi tiết hóa các nghĩa vụ trong giai đoạn trước, trong và sau khi thực hiện hợp đồng cũng như thời điểm chấm dứt cụ thể.

(6)    Điều khoản ràng buộc trách nhiệm: Các bên có thể dự trù các tình huống đối phương có thể vận dụng để không thực hiện hợp đồng mà soạn thảo những điều khoản thích hợp, như trách nhiệm của bên mua khi không thanh toán, hoặc trách nhiệm của bên bán khi không chuyển giao đối tượng của hợp đồng.

(7)    Thời hạn thực hiện hợp đồng: Trong hợp đồng cần quy định rõ thời điểm bắt đầu có hiệu lực và chấm dứt, hoặc những căn cứ phát sinh dẫn đến hợp đồng chấm dứt hiệu lực.

(8)    Điều khoản giải quyết tranh chấp: Tranh chấp có thể được đưa ra Tòa án có thẩm quyền hoặc Trọng tài thương mại để giải quyết.

(9)    Tuyên bố và cam kết của hai bên về tình trạng doanh nghiệp: Hợp đồng cần có điều khoản quy định bên bán phải khẳng định và cam kết về các khoản nợ của doanh nghiệp. Việc này nhằm hạn chế tranh chấp và rủi ro đối với bên mua.

Ngoài các điều khoản cơ bản nêu trên, doanh nghiệp cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề như sau: nguyên tắc hợp tác; phương án sử dụng lao động;

Bước 3: Hoàn tất hoạt động mua bán doanh nghiệp

Trong bước này cần thực hiện 2 công đoạn: hoàn tất chuyển sở hữu doanh nghiệp và tư vấn cho khách hàng các vấn đề tồn đọng sau khi thực hiện mua bán doanh nghiệp như: lao động, tài chính, pháp lý, quản trị…

Chia sẻ

Contact Me on Zalo